Loading [MathJax]/extensions/MathMenu.js




VẬT LÝ K37 - BAY CAO ƯỚC MƠ: Thí nghiệm không tải, ngắn mạch, động cơ roto lồng sóc
Chào mừng bạn đến với SPVATLYK37.BLOGSPOT.COM!

Thí nghiệm không tải, ngắn mạch, động cơ roto lồng sóc

0 nhận xét
Thí nghiệm không tải là để xác định hệ số biến áp k, tổn hao sắt từ trong lõi thép PFe, và các thông số của mba ở chế độ không tải.
Thí nghiệm ngắn mạch là để xác định điện áp ngắn mạch phần trăm Un%, tổn hao đồng định mức Pđ đm, hệ số công suất cosφn, điện trở ngắn mạch rn và điện kháng ngắn mạch xn của mạch điện thay thế mba.
Các yêu cầu khi mở máy động cơ roto lồng sóc:
- Mmm phải đủ lớn để thích ứng với đặc tính cơ của tải.
- Imm càng nhỏ càng tốt.

- Phương pháp mở máy và các thiết bị cần dùng đơn giản, rẻ tiền và chắc chắn.
- Tổn hao công suất trong quá trình mở máy ít.
Các phương pháp mở máy
1. Mở máy trực tiếp động cơ rotor lồng sóc:
Dòng điện mở máy lớn, chỉ dùng cho các máy có công suất nhỏ. Nếu máy có
công suất lớn thì dùng trong lưới điện có công suất lớn. Phương pháp này mở
máy nhanh, đơn giản.
2. Phương pháp hạ điện áp mở máy:
Chỉ dùng với các thiết bị yêu cầu moment mở máy nhỏ.
a. Dùng cuộn kháng bão hòa trong mạch stator
Theo phương pháp này nhờ có điện áp rơi trên cuộn kháng nên điện áp trực
tiếp đặt vào động cơ giảm đi k lần. Imm giảm k lần thì Mmm giảm k2 lần.
Phương pháp chỉ được dùng trong các trường hợp mà vấn đề trị số Mmm
không có ý nghĩa quan trọng.
b. Dùng biến áp tự ngẫu hạ U mở máy
Theo phương pháp này điện áp trực tiếp đặt vào động cơ giảm đi k lần. Imm
giảm k2 lần và Mmm giảm k2 lần.
Khi mở máy bằng biến áp tự ngẫu dòng điện trong lưới giảm đi k2 lần so với
Imm khi nối trực tiếp.
c. Phương pháp: Y – Δ
Chỉ sử dụng với động cơ có 2 cấp điện áp 220/380 và làm việc thường
trực ở cấp 220V.
Dòng điện mở máy trong lưới khi nối Y nhỏ hơn nhiều khi nối Δ 3 lần. Mmm
cũng giảm đi 3 lần.


Đăng nhận xét

:fa :-8 -:- :G9 :L :ma :N *) :( :@ :-2 :) :u -_- ;) :-3 :out :da: 8-( :oc :bye :-6 =(( :8o >.< =dam