Loading [MathJax]/extensions/MathMenu.js




VẬT LÝ K37 - BAY CAO ƯỚC MƠ: Phần 2: HIỆN TƯỢNG PHÂN CỰC ÁNH SÁNG DO PHẢN XẠ
Chào mừng bạn đến với SPVATLYK37.BLOGSPOT.COM!

Phần 2: HIỆN TƯỢNG PHÂN CỰC ÁNH SÁNG DO PHẢN XẠ

0 nhận xét
Phần 2: HIỆN TƯỢNG PHÂN CỰC ÁNH SÁNG DO PHẢN XẠ

I. Thí nghiệm Malus

Mô tả:



Hình 2.4. Mô hình thí nghiệm Malus

ü        M1, M2: gương phẳng giống hệt nhau, mặt sau bôi đen.
ü        E: màn ảnh
ü        Tia tới SI tới M1 góc tới 570
ü        Màn E hứng tia phản xạ IJ
Tiến hành:
+ Giữ tia tới SI cố định, quay gương M1 xung quanh tia tới SI với góc tới 570 không đổi → Cường độ của tia phản xạ IJ không đổi.
+ Giữ tia tới IJ cố định, quay gương M2 quay phương của tia tới IJ với góc tới 570 không đổi.
Quan sát cường độ tia phản xạ JR trên màn E, ta thấy:
-        Cường độ tia phản xạ JR trải qua những cực đại và những cực tiểu triệt tiêu.
-        Khi 2 mặt phẳng chính: SIN1 và IJN2 song song trùng nhau ứng với A1 và A3 trên màn E thì cường độ tia phản xạ cực đại.
-        Khi 2 mặt phẳng tới vuông góc nhau ứng với điểm A2 và A4 thì cường độ tia phản xạ triệt tiêu.
+   Lặp lại TN với góc tới khác 570 thì cường độ cực tiểu không triệt tiêu.
Giải thích:
-    Tia tới SI do nguồn phát ra là ánh sáng tự nhiên nên vécto chấn động  đối xứng quanh phương truyền
ð Cường độ của tia phản xạ IJ tỉ lệ với hình chiếu của các vécto lên mặt phẳng của gương M1
-   Khi quay gương M1 hình chiếu này không thay đổi nên cường độ tia phản xạ IJ không đổi.
-   Hiện tượng phản xạ trên gương M1 biến tia phản xạ IJ thành ánh sáng phân cực thẳng:
-    Cường độ của tia phản xạ JR tỉ lệ với hình chiếu  lên mặt phẳng của gương M2. Khi ta quay gương M2, hình chiếu này thay đổi nên cường độ của tia phản xạ JR thay đổi. Trải qua những cực đại, cực tiểu triệt tiêu.
-    Nếu góc tới khác 570 thì tia phản xạ IJ là ánh sáng phân cực elip.
Kết luận:
-   Hiện tượng phản xạ ánh sáng trên gương M1 đã biến ánh sáng tự nhiên thành ánh sáng phân cực → gọi là phân cực ánh sáng do phản xạ.
-   Gương M1: kính phân cực
-   Gương M2: kính phân tích (cho biết ánh sáng IJ là ánh sáng gì)

II. Định luật Brewster

Hình 2.5. Hình vẽ mô tả sự phân cực do phản xạ trên tinh thể trong suốt – Định luật Brewster
Khi có hiện tượng ánh sáng từ môi trường có chiết suất n trên môi trường có chiết suất n’ → tia phản xạ là ánh sáng phân cực hoàn toàn. Khi đó góc tới thoả mãn điều kiện:
(iB là góc Brewser)
Với thí nghiệm Malus: n= 1, n’= 1.5
Định luật:
 
  
“ Khi góc tới là góc Brewster thì tia phản xạ và tia khúc xạ vuông góc nhau
Hình 2.6. Hình vẽ mô tả sự phân cực do phản xạ

III. Khảo sát lý thuyết về phân cực ánh sáng do phản xạ

Xét sóng điện từ phân cực thẳng tới một mặt lưỡng chất của hai môi trường có chiết suất n và n’ (giả sử n’>n)
Xét trường hợp véc tơ điện  của sóng tới nằm trong mặt phẳng tới
Với:
  (công thức Fresnel)
Hệ số phản chiếu:
        Với Ip và It là cường độ ánh sáng tới và áng sáng phản xạ.
Xét trường hợp véc tơ điện  của sóng tới thẳng góc với mặt phẳng tới
Hệ số phản chiếu:
Ánh sáng tới là ánh sáng tự nhiên
Ánh sáng này gồm các sóng phân cực thẳng phân bố theo tất cả mọi phương vuông góc với tia sáng.
Hệ số phản xạ:
Trường hợp góc tới là góc Brewster:
Ánh sáng phản xạ là ánh sáng phân cực thẳng có phương dao động thẳng góc với mặt phẳng tới
Trường hợp góc tới không là góc Brewster:
→ ánh sáng phản xạ véc tơ dao động sáng có cả hai thành phần thẳng góc và song song với mặt phẳng tới, do đó chỉ phân cực một phần

IV. Độ phân cực

Là đại lượng dùng để đặc trưng cho mức độ phân cực của ánh sáng phân cực
Xét ánh sáng tới là ánh sáng tự nhiên, có thể coi ánh sáng tới này là tạo bởi hai thành phần vuông góc có cường độ bằng nhau () nhưng không kết hợp về pha. Ánh sáng phản xạ cũng gồm hai thành vuông góc không kết hợp về pha nhưng có cường độ khác nhau ()
Tỉ số cường độ của hai dao động thành phần:
Độ phân cực của một chùm tia sáng:
Với chùm phản xạ:
Ip1: cường độ ánh sáng ứng với thành phần song song với mặt phẳng tới
Ip2: cường độ ánh sáng ứng với thành phần vuông góc với mặt phẳng tới
—  Chùm tia tới thẳng góc với mặt lưỡng chất:
→ ánh sáng phản xạ là ánh sáng tự nhiên
—  Tia tới lướt trên mặt lưỡng chất:
góc khúc xạ giới hạn
→ ánh sáng phản xạ là ánh sáng tự nhiên
—  Tia tới đến mặt lưỡng chất dưới góc tới Brewser:
→ ánh sáng phản xạ phân cực hoàn toàn
Với chùm khúc xạ:
Ik1: cường độ ánh sáng ứng với thành phần song song với mặt phẳng tới
Ik2: cường độ ánh sáng ứng với thành phần vuông góc với mặt phẳng tới
—  Chùm tia tới vuông góc với mặt lưỡng chất:
→ ánh sáng khúc xạ là ánh sáng tự nhiên
—  Chùm tia tới mặt lưỡng chất với góc khác 0:
→ ánh sáng khúc xạ là ánh sáng phân cực một phần
Khảo sát đối với bản thuỷ tinh mỏng đặt trong không khí thì kết quả cho thấy độ phân cực của ánh sáng là khá nhỏ
Muốn tăng độ phân cực của ánh sáng ló, ta dùng nhiều bản thuỷ tinh đặt song song và liên tiếp nhau.



Đăng nhận xét

:fa :-8 -:- :G9 :L :ma :N *) :( :@ :-2 :) :u -_- ;) :-3 :out :da: 8-( :oc :bye :-6 =(( :8o >.< =dam