Loading web-font TeX/Math/Italic




VẬT LÝ K37 - BAY CAO ƯỚC MƠ: Đề thi kết thúc môn xác suất thống kê năm học 2012-2013 và Gợi ý giải đề thi kết thúc học phần Xác suất thống kê full, học kì 2 năm học: 2012 - 2013
Chào mừng bạn đến với SPVATLYK37.BLOGSPOT.COM!

Đề thi kết thúc môn xác suất thống kê năm học 2012-2013 và Gợi ý giải đề thi kết thúc học phần Xác suất thống kê full, học kì 2 năm học: 2012 - 2013

0 nhận xét
Đề thi kết thúc môn xác suất thống kê năm học 2012-2013
Câu 1: Xác suất bắn trúng mục tiêu của mỗi viên đạn là p (0 < p < 1). Ta bắn vào mục tiêu trong điều kiện như nhau đến khi có viên đạn trúng mục tiêu thì ngừng bắn. Gọi X là số viên đạn cần bắn.
a. Tìm P[X = k], k = 1,2,… suy ra bảng phân phối của X.
b. Tìm E(X).
Câu 2: X, Y là các biến ngẫu nhiên độc lập.
Biết  f_{X}(x)=e^{-x}.I[x>0] và  f_{Y}(y)=2e^{-2y}.I[y>0]. Tìm hàm mật độ của Z = X + Y.
Câu 3 : Đám đông mô tả bởi dấu hiệu X có hàm mật độ f(x; \theta) = \dfrac{1}{2\theta}e^{-\frac{x}{2\theta}}I[x>0].
a. Tìm E(X) và D(X)
b. Chứng tỏ : \dfrac{\overline{X_{n}}}{2} = \dfrac{X_{1}+X_{2}+...+X_{n}}{2} là ước lượng không chệch và hiệu quả của \theta, với  X_{1},X_{2},...,X_{n} là mẫu n quan sát độc lập.
Câu 4: Quan sát điểm Lý (X) của một số học sinh lớp 10, ta có:
xi
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
ni
1
3
5
7
10
12
9
6
3
2
Với độ tin cậy 99%, hãy ước lượng số học sinh lớp 10 có điểm Lý trên trung bình (X ≥ 5). Biết trường đang khảo sát có 800 học sinh lớp 10. Cho biết 1 − α = 99%, tα=2,58.
Hết
Gợi ý giải đề thi kết thúc học phần Xác suất thống kê full, học kì 2 năm học: 2012 - 2013
Bài 1:
a)
X có thể nhận các giá trị 1, 2, 3, ..., n, ..., +\infty
Đặt A_{i} là biến cố viên đạn thứ i bị trượt mục tiêu. ( i = \overline{1,+\infty}).
Suy ra \overline{A_{i}} là biến cố viên đạn thứ i bắn trúng mục tiêu.
=> P(A_{i}) = q , với q = 1- p.
P( \overline{A_{i}}) = p.
Ta có:
P[X=1] = P(\overline{A_{1}}) = p
P[X=2] = P(A_{1}).P( \overline{A_{2}}) = p.q
P[X=3] = P(A_{1}).P(A_{2}).P(\overline{A_{3}}) = p. q^{2}
...
P[X=k] = P( A_{1}).P( A_{2}).P( A_{3})....P( A_{k-1}).P( \overline{A_{k}}) = p. q^{k-1}
...
P[X= +\infty] = \lim_{k\rightarrow+\infty} p. q^{k-1} = 0
Ta có bảng phân phối của X:
X
1
2
3
k
  +\infty
PX
p
p.q
p.q2
p.qk-1
0
b)
X rời rạc nên ta có:
E(X) =   \sum_{i=1}^{k}  x_{i}.P[X=x_{i}] \sum_{i=1}^{k} i.P_{i}
= 1.p + 2.p.q + 3.p. q^{2} + ... + k.p. q^{k-1}
=p.(1 + 2.q + 3. q^{2} + ... + k. q^{k-1})
Ta có:
(q+q^{2}+q^{3}+ ... + q^{k})' 1+2q+3.q^{2} + ... + k. q^{k-1} (\dfrac{q.(1-q^{k})}{1-q})'
( q^{k}~0)
(\dfrac{q}{1-q})' \dfrac{1}{p^{2}}
=> E(X) =  \dfrac{1}{p}
Vậy  E(X)=\dfrac{1}{p}
Bài 2:
fx(x)=e-x.I[x>0]
fy(y) = 2e-2y. I[y>0]
Vì X, Y độc lập nên ta có hàm mật độ đồng thời của (X,Y):
fxy(x,y) =  f_{X}(x).f_{Y}(y) 2e^{-x-2y}.I(x>0,y>0)
Đặt  \left\{\begin{matrix}Z=X+Y\\V=-X-2Y\end{matrix}\right.
\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}X=2Z+V\\Y=-Z-V\end{matrix}\right.
\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x=2z+v\\y=-z-v\end{matrix}\right.
\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}{2z+v>0}\\-z-v>0\end{matrix}\right.
\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}{-2z<v}\\v<-z\end{matrix}\right.
\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}{-2z<v<-z}\\z>0\end{matrix}\right.
Suy ra:
J=\begin{vmatrix}2&1\\-1&-1\end{vmatrix}=-1
Hàm mật độ đồng thời của (Z,V) là:
f_{z,v}({z,v})=f_{x,y}[x(z,v);y(z,v)].\begin{vmatrix}J\end{vmatrix}.I[{-2z<v<-z<0}]
= 2 e^{v}. I[{-2z<v<-z<0}]
Hàm mật độ của Z là:
f_{z}({z})= \int_{-2z}^{-z}f_{z,v}({z,v})dvI[z>0]
\int_{-2z}^{-z} 2e^{v}dvI[z>0]
= (2e^{-z}-2e^{-2z}).I[z>0]
Vậy hàm mật độ của Z = X + Y là :
f_{z}({z}) (2e^{-z}-2e^{-2z}).I[z>0]
Bài 3:
a)
Đặt λ= \dfrac{1}{2\theta} ta có hàm mật độ:
f(x; \theta) =  \dfrac{1}{2\theta}.e^{-\frac{x}{2\theta}}.I[x>0]
\lambda.e^{-\lambda.x}.I[x>0]
Ta có:
\int_{o}^{+\infty}\lambda.e^{-\lambda.x}dx=1
\Leftrightarrow \int_{o}^{+\infty}e^{-\lambda.x}dx=\dfrac{1}{\lambda}
Đạo hàm 2 vế theo  \lambda ta được:
-\int_{o}^{+\infty}x.e^{-\lambda.x}dx=-\dfrac{1}{\lambda^{2}} (*)
\Leftrightarrow \int_{o}^{+\infty}x.\lambda.e^{-\lambda.x}dx=\dfrac{1}{\lambda}
\Leftrightarrow E(X)=\int_{o}^{+\infty}x.f(x)dx=\dfrac{1}{\lambda}=2\theta
Đạo hàm 2 vế (*) theo  \lambda ta được:
\int_{o}^{+\infty}x^{2}.e^{-\lambda.x}dx=\dfrac{2}{\lambda^{3}}
\Leftrightarrow \int_{o}^{+\infty}x^{2}.\lambda.e^{-\lambda.x}dx=\dfrac{2}{\lambda^{2}}
\Leftrightarrow E(X^{2})=\int_{o}^{+\infty}x^{2}.f(x)dx=\dfrac{2}{\lambda^{2}}
\Leftrightarrow D(X)=E(X^{2})-E^{2}(X) \dfrac{2}{\lambda^{2}} \dfrac{1}{\lambda^{2}} = \dfrac{1}{\lambda^{2}} 4.\theta^{2}
b)
Vì mẫu n  X_{i} độc lập nên ta có:
E\left ( \dfrac{\overline{X_{n}}}{2} \right ) E\left ( \dfrac{1}{2n}.\sum_{i=1}^{n}X_{i} \right ) \dfrac{1}{2n}\sum_{i=1}^{n}E(X_{i})
\dfrac{1}{2n}.n.2\theta=\theta
=> \dfrac{\overline{X_{n}}}{2} là ước lượng không chệch của  \theta
Lại có:
D\left ( \dfrac{\overline{X_{n}}}{2} \right ) D\left ( \dfrac{1}{2n}.\sum_{i=1}^{n}X_{i} \right ) \left(\dfrac{1}{2n} \right )^{2}\sum_{i=1}^{n}D(X_{i})
\left(\dfrac{1}{2n} \right )^{2}.n.(2\theta)^{2}=\dfrac{\theta^{2}}{n}
Cũng có:
lnf(x; \theta) =  ln\left (\dfrac{1}{2\theta}.e^{-\frac{x}{2\theta}}\right)=ln\dfrac{1}{2\theta}-\dfrac{X}{2\theta}
\Leftrightarrow\dfrac{\partial lnf(x;\theta)}{\partial\theta}=-\dfrac{1}{2\theta^{2}}.2\theta+\dfrac{X}{2\theta^{2}}
=   \dfrac{1}{2\theta^{2}}.(X-2\theta)
=> E\left(\dfrac{\partial lnf(x;\theta)}{\partial\theta}\right)^{2}=E\left[\dfrac{1}{2\theta^{2}}.(X-2\theta)\right]^{2}=\dfrac{1}{4\theta^{2}}.E[X-E(X)]^{2}
\dfrac{D(X)}{4\theta^{2}}=\dfrac{4\theta^{2}}{4\theta^{4}}=\dfrac{1}{\theta^{2}}
=>  \dfrac{1}{n.E\left(\dfrac{\partial lnf(x;\theta)}{\partial\theta}\right)^{2}}=\dfrac{\theta^{2}}{n}
=>  D\left ( \dfrac{\overline{X_{n}}}{2} \right ) \dfrac{1}{n.E\left(\dfrac{\partial lnf(x;\theta)}{\partial\theta}\right)^{2}}=\dfrac{\theta^{2}}{n}
=>  D\left ( \dfrac{\overline{X_{n}}}{2} \right ) nhỏ nhất.
Vậy  \dfrac{\overline{X_{n}}}{2} là ước lượng hiệu quả của  \theta
Bài 4:
Ta có bảng sau:
xi
<5
>=5
ni
16
42
Mẫu có n=58
=> Tỉ lệ học sinh có điểm Lý trên trung bình trong mẫu là:  f_{n}=\dfrac{42}{58}=\dfrac{21}{29}
Biết 1-α=99%   \Rightarrow t_{\alpha}=2,58
t_{\alpha}.\sqrt{\dfrac{f_{n}.(1-f_{n})}{n}} 2,58.\sqrt{\dfrac{\dfrac{21}{29}(1-\dfrac{21}{29})}{58}}=0,012
f_{n} t_{\alpha}.\sqrt{\dfrac{f_{n}.(1-f_{n})}{n}} = 0,712
f_{n} + t_{\alpha}.\sqrt{\dfrac{f_{n}.(1-f_{n})}{n}} = 0,736
Tỉ lệ học sinh có điểm Lý trên trung bình của trường trong khoảng [0,712:0,736].

Vì trường có 800 học sinh nên số học sinh có điểm Lý trên trung bình trong khoảng [570;589] học sinh.


Đăng nhận xét

:fa :-8 -:- :G9 :L :ma :N *) :( :@ :-2 :) :u -_- ;) :-3 :out :da: 8-( :oc :bye :-6 =(( :8o >.< =dam