Loading [MathJax]/extensions/MathMenu.js




VẬT LÝ K37 - BAY CAO ƯỚC MƠ: Con lắc vật lý
Chào mừng bạn đến với SPVATLYK37.BLOGSPOT.COM!

Con lắc vật lý

0 nhận xét
Con lắc là một vật rắn thực hiện các dao động quanh một vị trí cân bằng do một lực tác dụng lên nó. Nếu dao động con lắc là do trọng lực thì trục của nó không thể đi qua trọng tâm của nó. Nếu con lắc là một vật nặng treo dưới sợi dây đủ mảnh, khối lượng nhỏ hơn rất nhiều so với vật nặng và có thể bỏ qua, còn độ dài sợi dây đủ lớn so với kích thước vật nặng (tức là có thể coi nó là một chất điểm), thì nó là một con lắc toán học. Khi những điều kiện ấy không được thực hiện hoàn toàn ta sẽ có con lắc vật lý.

- Trong vật lý, người ta hiểu con lắc là một vật rắn thực hiện dao động xung quanh một điểm hay một trục cố định dưới tác dụng của trọng lực. Người ta thường phân biệt con lắc toán học và con lắc vật lý. Con lắc toán học là một hệ được lý tưởng hóa gồm một sợi dây không trọng lượng và không dãn treo một khối lượng được tập trung vào một điểm. Một quả cầu nặng không lớn treo vào một sợi dây mảnh dài một cách gần đúng, có thể xem như con lắc toán học. Ðộ lệch của con lắc khỏi vị trí cân bằng được đặc trưng bởi góc lệch ( tạo bởi sợi dây với đường thẳng đứng )
Con lắc toán học chỉ nghiên cứu động học chất điểm, mà chất điểm được quy ước có kích thước bằng 0, nhưng vẫn có khối lượng tùy ý. Vì vậy có thể nói con lắc toán học còn mang ý nghĩa vật chất nhưng mất tính vật thể. Các thông số cơ bản là khối lượng chất điểm và khoảng cách từ chất điểm đến trục quay.
Nếu không thể biểu diễn vật dao động như một chất điểm thì con lắc được gọi là con lắc vật lý. Khi con lắc lệch khỏi vị trí cân bằng một góc ( sẽ xuất hiện một momen lực có xu hướng làm con lắc quay về vị trí cân bằngsnapshot_2012-04-10_144040
chu kỳ dao động của con lắc toán học là 
như mọi học sinh đều đã biết. Vậy tính toán chu kỳ dao động con lắc vật lý như thế nào khi khối lượng dây treo không đủ nhỏ để có thể bỏ qua, chẳng hạn?
Ví dụ

Con lắc là một thanh kim loại có bản lề ở đầu trên. Khi thanh lệch khỏi vị trí , cân bằng một góc α trọng lực (mg) sẽ kéo nó về điểm xuất phát. Có thể tính mô men trọng lực đối với điểm treo. Vì thanh kim loại là đồng nhất, nên trọng tâm - điểm đặt trọng lực - nằm ở giữa thanh.
Cánh tay đòn của lực ấy là 
và mômen 
Dấu trừ biểu thị rằng hướng của trọng lực ngược với hướng tăng góc lệch α (vì trọng lực kéo con lắc về vị trí cân bằng). Mômen lực gây biến đổi của mômen xung lượng dl/dt=M.
Song L=Iω, cho nên:M=I.dω/dt=Iα"
Mômen quán tính của thanh đồng nhất đối với điểm đầu mút của nó bằng .
Đặt nó vào biểu thức của mômen trọng lực ta có:
 
Rút gọn: 
Với các góc lệch bé sinα gần bằng α (tính theo rad). Ta đi tới phương trình chuyển động của dao động điều hòa.
Vậy chu kì dao động: 
+ Trong trường hợp chung con lắc có thể có dạng bất kì. Giả sử trọng tâm C ở cách điểm treo cự li s thì chu kì dao động (với điều kiện góc đủ bé)

Với I là mômen quán tính đối với điểm treo, s là cự li từ điểm treo tới trọng tâm.


Đăng nhận xét

:fa :-8 -:- :G9 :L :ma :N *) :( :@ :-2 :) :u -_- ;) :-3 :out :da: 8-( :oc :bye :-6 =(( :8o >.< =dam